Khi yêu nhau và cả sau này trong cuộc sống hôn nhân, cả hai sẽ có lúc gặp tranh cãi. Vậy hành xử như thế nào là đúng?

1. Khi một trong hai đang chịu áp lực bởi công việc, hoặc có khúc mắc trong gia đình đang phải suy nghĩ, thì người còn lại cần giúp đối phương suy nghĩ tích cực hơn bằng cách nhẹ nhàng hỏi đối phương về cảm xúc hiện tại của họ, giảm nhẹ cảm xúc tồi tệ bằng một cái ôm hoặc hành động yêu thương quen thuộc giữa hai người, công nhận sự cố gắng và nỗi đau của họ hiện tại, chia sẻ cảm xúc của chính bạn khi đối phương đang tiêu cực.

2. ĐỪNG cố gắng đưa ra lời khuyên “Anh/em phải làm thế này../phải rút kinh nghiệm cho lần sau/ Em không chịu được công việc đó thì nghỉ đi,…” hay coi thường cảm xúc của họ “Chuyện có chút xíu mà đã buồn, bản lĩnh đàn ông đâu?/Em trải qua nhiều chuyện tồi tệ hơn rồi mà, lúc đó em xử lý tốt mà…/Thôi nín khóc đi, khóc nhiều không giải quyết được gì đâu….

3. Khi cả hai tranh cãi quyết liệt, cả hai thường mắc phải sai lầm: người phụ nữ hay phàn nàn, đổ lỗi, chỉ trích người đàn ông hay đưa ra lời khuyên thái quá và khiến đối phương bực bội vì nghĩ người kia không hiểu công việc hay khúc mắc của mình. Còn người đàn ông hay có thái độ phàn nàn “Sao em nói nhiều vậy?” và bỏ ra ngoài tìm bạn bè, tránh xa nguồn gây stress. Cần tránh thói quen này vì dễ dàng nảy sinh mâu thuẫn lớn hơn.

4. Cả hai nên cho nhau một khoảng không riêng để suy nghĩ về vấn đề tranh cãi vừa qua. Sau đó khi thấy tâm trạng của đối phương ổn hơn, hãy tìm cớ trò chuyện như bình thường, đừng mở đầu câu chuyện “Em/anh có chuyện muốn nói” – sẽ khiến vấn đề rất nghiêm trọng và người còn lại sẽ bật chế độ phòng vệ.

5. Cần thống nhất với nhau về hành xử khi tranh cãi: giải quyết trước khi đi ngủ, không bỏ ra ngoài gặp bạn bè và bỏ rơi người lại ở nhà một mình, không đập phá đồ đạc, không gọi điện thoại khóc lóc kể lể với bạn bè và nói xấu đối phương,…

6. Khi tranh cãi, điều người đàn ông cần nhất là khoảng lặng để suy nghĩ và tìm hướng giải quyết vấn đề, người phụ nữ lại cần được trút ra cảm xúc và được lắng nghe, đồng cảm. Vì thế, hai người phải cố gắng dung hòa cho nhau.

7. Học cách chấp nhận ưu khuyết điểm của nhau, đặt vị trí của mình vào đối phương để đồng cảm hơn cảm xúc của đối phương.

8. Tập thói quen lắng nghe và tôn trọng sau, đừng trả lời thoáng qua hay lắng nghe hời hợt khi tiếp nhận cảm xúc của đối phương. Chính sự hời hợt sẽ khiến đối phương tìm một đối tượng khác để chia sẻ cảm xúc thay vì bạn.

9. Hạn chế phàn nàn, chê bai thói quen xấu với đối phương, vì càng nhắc, tâm lý sẽ càng chống đối và làm điều đó nhiều hơn.

10. Tìm hiểu mong muốn của đối phương để hạn chế tranh cãi.

– Bunny –

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top